Mệt mỏi là một trong những triệu chứng phổ biến và gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư. Các nhà khoa học đã nỗ lực tìm kiếm phương pháp nhằm cải thiện tình trạng này, một nghiên cứu mới đã được thực hiện để đánh giá hiệu quả của nhân sâm Wisconsin (Panax quinquefolius) trong việc giảm mệt mỏi cho bệnh nhân ung thư. Nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí uy tín Journal of the National Cancer Institute (JNCI) và cung cấp những kết quả đầy hứa hẹn.
Tổng quan về nghiên cứu
Tên nghiên cứu: Wisconsin Ginseng (Panax quinquefolius) to Improve Cancer-Related Fatigue: A Randomized, Double-Blind Trial, N07C2, được thực hiện từ tháng 3 năm 2007 đến tháng 7 năm 2012. Đây là một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng (Randomized Controlled Trial - RCT), được tiến hành trên 364 bệnh nhân từ nhiều trung tâm y tế, với mục tiêu kiểm tra hiệu quả và độ an toàn của nhân sâm Wisconsin trong hỗ trợ mệt mỏi
Phương pháp nghiên cứu
Bệnh nhân tham gia được phân ngẫu nhiên vào hai nhóm (Hình 1):
Cả hai nhóm đều tham gia thử nghiệm trong thời gian 8 tuần. Để đảm bảo tính khách quan, đây là nghiên cứu mù đôi, nghĩa là cả bệnh nhân và các nhà nghiên cứu đều không biết nhóm nào dùng nhân sâm và nhóm nào dùng giả dược. Cỡ mẫu đủ lớn và cách bố trí đa trung tâm đảm bảo độ tin cậy của kết quả.
Hiệu quả được đánh giá thông qua thang đo Multidimensional Fatigue Symptom Inventory-Short Form (MFSI-SF), một công cụ chuẩn hóa để đo lường mức độ mệt mỏi.
Kết quả nghiên cứu
Sau 8 tuần, kết quả cho thấy nhóm sử dụng nhân sâm Wisconsin có sự cải thiện đáng kể về điểm số mệt mỏi so với nhóm dùng giả dược. Điểm mệt mỏi trung bình của nhóm dùng nhân sâm giảm đáng kể hơn so với nhóm đối chứng, với giá trị P = 0.003, cho thấy sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (Hình 2).